Tin bưu chính
Ngắm các bộ tem "con Rồng cháu Tiên" phát hành từ năm 1945
Anh-tem-HV-1.jpg

Bộ tem bưu chính “Truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ” do họa sĩ Hoàng Thúy Liệu thiết kế, được phát hành nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng năm 2000.

Mỗi lần ngắm nhìn lại các mẫu tem bưu chính liên quan đến chủ đề giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch), đông đảo người dân đất Việt đều không khỏi trào dâng niềm tự hào về cội nguồn nòi giống Rồng - Tiên của dân tộc mình.

Hôm nay (ngày 19/4/2013), tức ngày 10/3 năm Quý Tỵ là ngày cả dân tộc Việt Nam tổ chức mừng quốc lễ “Giỗ Tổ Hùng Vương”. Càng đặc biệt hơn khi năm nay, vào tối 13/4 (tức 4/3 âm lịch) vừa qua,  đúng dịp khai mạc lễ hội đền Hùng 2013, tại vùng đất tổ Phú Thọ, nơi các vua Hùng đã dựng nên nước Văn Lang-quốc gia đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã trao bằng công nhận “Tín ngưỡng thờ, cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nhân dịp này, ICTnews xin giới thiệu tới độc giả hình ảnh, thông tin về một số bộ tem liên quan đến chủ đề này đã được Bưu chính Việt Nam phát hành kể từ năm 1945 cho đến nay.

Trong lịch sử tem bưu chính cách mạng Việt Nam, bộ tem bưu chính đầu tiên về chủ đề “Giỗ Tổ Hùng Vương” là bộ tem “Lăng Hùng Vương” gồm 2 mẫu tem kích thước 29 x 38 mm, có tổng giá mặt tem là 4 đồng 12 xu, do cố họa sĩ Bùi Trang Chước thiết kế. Được in offset hai màu và phát hành ngày 5/4/1960, các mẫu của bộ tem này tập trung giới thiệu phong cảnh của lăng Hùng Vương thuộc khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ), địa danh gắn liền với truyền thuyết về 18 đời vua Hùng xây dựng nước Văn Lang.

Anh-tem-HV-2.jpg

Bộ tem “Lăng Hùng Vương” do họa sĩ Bùi Trang Chước thiết kế là bộ tem bưu chính cách mạng Việt Nam đầu tiên về chủ đề giỗ Tổ Hùng Vương.

Một điểm khá thú vị là cố họa sĩ Bùi Trang Chước (1915-1992), tác giả bộ tem bưu chính Việt Nam đầu tiên về mảng đề tài “Giỗ Tổ Hùng Vương” cũng chính là người Việt Nam đầu tiên vẽ tem bưu chính ở Đông Dương và là họa sĩ đã vẽ mẫu quốc huy Việt Nam. Với riêng ngành Bưu chính, họa sĩ Bùi Trang Chước đã đóng góp công sức thể hiện rất nhiều bộ tem bưu chính Việt Nam, trong đó tiêu biểu phải kể đến các bộ tem như: “Kỷ niệm lần thứ 61 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh” (1951); “Đường sắt Hà Nội-Mục Nam Quan” (1956); “Anh hùng Mạc Thị Bưởi (1927-1951)… 

Tròn 40 năm sau thời điểm bộ tem “Lăng Hùng Vương” được phát hành, ngày 4/4/2000 (tức 30/2 Âm lịch, ngay trước dịp Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng năm 2000-PV), Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ TT&TT) đã phát hành bộ tem chuyên đề "Truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ" gồm 6 mẫu tem kích thước  27 x 37 mm, với tổng giá mặt là 19.300 đồng và được thiết kế bởi nữ họa sĩ Hoàng Thúy Liệu-người đã tạo được dấu ấn riêng trong giới họa sĩ vẽ tem, đặc biệt thành công trong việc khai thác các chất liệu từ văn hóa dân gian. 

Anh-tem-HV-3.jpg

Sáu mẫu của bộ tem “Truyền thuyết Lạc Long Quân-Âu Cơ” giới thiệu 7 phân đoạn, nội dung cốt lõi trong truyền thuyết về cội nguồn dân tộc Việt Nam.

Được giới sưu tập tem đánh giá là một trong những bộ tem bưu chính đẹp, “Truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ” đã thể hiện một cách cô đọng nội dung chính của truyền thuyết về nguồn gốc, dòng dõi “Con Rồng cháu Tiên” của dân tộc Việt Nam: Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ (mẫu tem 6-1); Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trǎm trứng, nở thành trǎm người con (mẫu tem 6-2); Mẹ Âu Cơ dẫn 50 người con lên rừng (mẫu tem 6-3); Cha Lạc Long Quân dẫn 50 người con xuống biển (mẫu tem 6-4); Con trưởng là Hùng Vương được lên ngôi (mẫu tem 6-5); Các dân tộc Việt Nam đều là con Rồng cháu Tiên (mẫu tem 6-6).

Theo nhận định của nhà sưu tập tem Hoàng Anh Thi, Chủ nhiệm CLB VietStamp thuộc Hội tem TP.HCM, bộ tem “Truyền thuyết Lạc Long Quân-Âu Cơ” đã được họa sĩ Hoàng Thúy Liệu thiết kế theo phong cách sáng tác truyện tranh, do đó dễ đi vào lòng người hơn. “Hình ảnh trên các mẫu tem được chọn lựa kỹ lưỡng, được thể hiện với những nét cọ mềm mại, uyển chuyển khiến cho những người thưởng lãm bộ tem này như được kể lại về truyền thuyết về sự ra đời cộng đồng dân tộc Việt Nam”, ông Thi chia sẻ.

Anh-tem-HV-4.jpg

Blốc của bộ tem bưu chính “Đồ đồng thời đại Hùng Vương”, được phát hành ngày 15/10/1986.

Lật giở cuốn danh mục tem Bưu chính Việt Nam 1945 - 2005,  có thể thấy, giai đoạn trước khi bộ tem “Truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ” được phát hành, lần lượt vào các năm 1986, 1987 và 1989, Bưu chính Việt Nam đã giới thiệu tới đông đảo người yêu tem trong và ngoài nước 3 bộ tem liên quan đến thời kỳ tồn tại nước Văn Lang của các vua Hùng, đó là: bộ “Đồ đồng thời đại Hùng Vương” gồm 7 mẫu và 1 blốc tem, có tổng giá mặt 30 đồng, do họa sĩ Nguyễn Hiệp thiết kế; bộ “Sơn Tinh, Thủy Tinh (Truyền thuyết thời Hùng Vương)” gồm 8 mẫu tem được in liên hoàn theo hàng ngang, tổng giá mặt là 24 đồng, do họa sĩ Lê Toàn thiết kế; và bộ “Thánh Gióng (Truyền thuyết thời Hùng Vương)” gồm 5 mẫu tem, tổng giá mặt là 750 đồng, được thiết kế bởi họa sĩ Trần Thế Vinh. 

Anh-tem-HV-5.jpg

Bộ tem “Sơn Tinh, Thủy Tinh (Truyền thuyết thời Hùng Vương)” được in liên hoàn 8 mẫu tem theo hàng ngang tại Hungary, phát hành ngày 20/1/1987.

Đều thuộc thể loại tem chuyên đề, cả 3 bộ tem trên đều được in tại nước ngoài; trong đó 2 bộ tem “Đồ đồng thời đại Hùng Vương”, “Thánh Gióng (Truyền thuyết thời Hùng Vương)” được in tại Liên Xô; còn bộ tem “Sơn Tinh, Thủy Tinh (Truyền thuyết thời Hùng Vương)” được in tại Hungary.

Anh-tem-HV-6.jpg

Bộ tem “Thánh Gióng (Truyền thuyết thời Hùng Vương)” phát hành ngày 1/7/1989, được thiết kế bởi họa sĩ Trần Thế Vinh.

Đáng chú ý, truyền thống đoàn kết, gắn bó như anh em một nhà của dân tộc Việt Nam, những người cùng sinh ra từ “bọc trăm trứng” của mẹ Âu Cơ từng được thể hiện trong bộ tem phát hành ngay trước dịp quốc lễ “Giỗ Tổ Hùng Vương” năm 2000-“Truyền thuyết Lạc Long Quân-Âu Cơ”, đã tiếp tục được tập thể họa sĩ “thổi” vào bộ tem “Cộng đồng các dân tộc Việt Nam” phát hành ngày 30/8/2005.

Anh--tem-HV-7.jpg

Bộ tem này được ghi vào sách kỷ lục Việt Nam là bộ tem lớn nhất (54 mẫu), có số họa sĩ thiết kế đông nhất (22 họa sĩ) và thời gian triển khai lâu nhất (gần 1 năm).

Các mẫu tem trong bộ tem phổ thông này được các họa sĩ thiết kế thống nhất theo một phong cách chung, đó là phong cách thiết kế mẫu tem về dân tộc Kinh của họa sĩ Nguyễn Thị Sâm được lựa chọn từ cuộc thi thiết kế mẫu tổ chức đầu năm 2005. Tất cả các mẫu tem trong bộ có cùng giá mặt là 800 đồng và kích thước 26x33 mm, có chung màu nền, thiết kế tràn lề và đều được khai thác chủ yếu về nhân chủng học.

Cụ thể, trong mỗi mẫu tem, các họa sĩ thể hiện hình ảnh một đôi nam nữ ở độ tuổi trung niên trong trạng thái động với tư thế tự nhiên, mặc trang phục truyền thống và mang công cụ lao động hoặc nhạc cụ đặc trưng của dân tộc mình. Năm tư mẫu tem được in thành một tờ tem (7 tem  x 8 hàng), trong đó các mẫu tem được sắp xếp theo bảng chữ cái tên gọi của các dân tộc và 2 vi nhét mang hình ảnh Quốc kỳ, trống đồng Đông Sơn và các dòng chữ:  “60 năm thành lập nước CHXHCN Việt Nam (2/9/1946 - 2/9/2005)”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một (Lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh)”.  

Anh-tem-HV-8.jpg

Phát hành kèm theo 54 mẫu tem “Cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, còn có 9 phong bì ngày phát hành đầu tiên (FDC) và 54 bưu thiếp cực đại (Maxicard).

Được phát hành nhân dịp kỷ niệm 60 năm Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam, “Cộng đồng các dân tộc Việt Nam” là bộ tem có quy mô đồ sộ nhất trong lịch sử tem bưu chính Việt Nam, với 54 mẫu tem, 9 phong bì ngày phát hành đầu tiên (FDC) và 54 bưu thiếp cực đại (Maxicard). Không chỉ là bộ tem lớn nhất từ trước đến nay với 54 mẫu tem thể hiện đặc trưng của 54 dân tộc sinh sống trên dải đất Việt Nam, “Cộng đồng các dân tộc Việt Nam” còn được ghi vào sách kỷ lục Việt Nam là bộ tem có số họa sĩ tham gia đông nhất (22 họa sĩ) và có thời gian triển khai lâu nhất, kéo dài gần 1 năm, bắt đầu từ tháng 10/2004.

Theo ICT News

Các tin tức khác
Thăm dò ý kiến
Bạn nhận xét gì về giao diện mới của website này:
Tốt
Khá
Xấu
Thống kê truy cập
  • 0
  • 9
  • 3
  • 6
  • 5
  • 0
  • 5
Hôm nay15
Hôm qua56
Tuần này252
Tháng này986
Tất cả936505
Lãi suất tiết kiệm
LOẠI DỊCH
VỤ
LÃI SUẤT (%NĂM)
1. Tiết kiệm không kỳ hạn 1,00
2. Tiền gửi Tài khoản cá nhân 1,00
3. Tiết kiệm có kỳ hạn rút 1 lần
- Kỳ hạn 01 tháng 3,10
- Kỳ hạn 02 tháng 3,10
- Kỳ hạn 03 tháng 3,40
- Kỳ hạn 04 tháng 3,40
- Kỳ hạn 05 tháng 3,40
- Kỳ hạn 06 tháng 4,30
- Kỳ hạn 07 tháng 4,30
- Kỳ hạn 08 tháng 4,30
- Kỳ hạn 09 tháng 4,50
- Kỳ hạn 10 tháng 4,50
- Kỳ hạn 11 tháng 4,50
- Kỳ hạn 12 tháng 5,70
- Kỳ hạn 13 tháng 5,80
- Kỳ hạn 15 tháng 5,80
- Kỳ hạn 16 tháng 5,80
- Kỳ hạn 18 tháng 5,80
- Kỳ hạn 24 tháng 5,80
- Kỳ hạn 25 tháng 5,80
- Kỳ hạn 36 tháng 5,80
4. Tiết kiệm có kỳ hạn rút lãi định kỳ (%năm)
4.1 Tiết kiệm có kỳ hạn rút lãi hàng quý
- Kỳ hạn 06 tháng 4,28
- Kỳ hạn 09 tháng 4,45
- Kỳ hạn 12 tháng 5,58
- Kỳ hạn 15 tháng 5,64
4.2 Tiết kiệm có kỳ hạn rút lãi hàng tháng
- Kỳ hạn 06 tháng 4,26
- Kỳ hạn 12 tháng 5,56
- Kỳ hạn 24 tháng 5,53
5. Tiết kiệm có kỳ hạn rút lãi trước (%năm)
- Kỳ hạn 01 tháng 3,09
- Kỳ hạn 02 tháng 3,08
- Kỳ hạn 03 tháng 3,37
- Kỳ hạn 04 tháng 3,36
- Kỳ hạn 05 tháng 3,35
- Kỳ hạn 06 tháng 4,20
- Kỳ hạn 07 tháng 4,19
- Kỳ hạn 08 tháng 4,18
- Kỳ hạn 09 tháng 4,35
- Kỳ hạn 12 tháng 5,39
- Kỳ hạn 13 tháng 5,45
- Kỳ hạn 15 tháng 5,40
- Kỳ hạn 16 tháng 5,38
- Kỳ hạn 18 tháng 5,33
- Kỳ hạn 24 tháng 5,19
- Kỳ hạn 25 tháng 5,17
- Kỳ hạn 36 tháng 4,94
Video - Clip

Hình ảnh hoạt động