Tin bưu chính
VNPT: Tập đoàn chủ lực của ngành BCVT
 


Việc hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) nhằm xây dựng một doanh nghiệp chủ lực trong lĩnh vực BCVT - CNTT có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại, chuyên môn hoá cao, kinh doanh đa ngành cả trong nước và quốc tế trong đó viễn thông, CNTT và bưu chính là các ngành kinh doanh chính.

Đổi mới mô hình

Ngày 26/3/2006, Tập đoàn BCVT Việt Nam (VNPT) đã chính thức ra mắt. Với mô hình mới, VNPT là một tổ hợp bao gồm một công ty mẹ - VNPT và nhiều công ty con. VNPT được hình thành trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam và phát triển theo mô hình Tập đoàn kinh tế Nhà nước kinh doanh đa ngành cả trong nước và quốc tế, trong đó viễn thông, CNTT và bưu chính là các ngành kinh doanh chính.

Theo mô hình mới, ngày 1/1/2008, Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost) đã chính thức hoạt động. VNPost bao gồm khối Bưu chính, được tách ra từ các Bưu điện tỉnh, thành phố cũ trở thành Bưu điện tỉnh, thành phố mới có chức năng quản lý mạng lưới bưu chính, kinh doanh các dịch vụ bưu chính, phát hành báo chí và thực hiện nhiệm vụ công ích. Khối Viễn thông các tỉnh, thành phố được tách ra từ các Bưu điện tỉnh, thành phố cũ trở thành Viễn thông tỉnh, thành phố trực thuộc VNPT.

Để chuẩn bị cho sự kiện này, từ năm 2001, VNPT đã có những bước chuẩn bị vững chắc, khởi đầu là việc tách bưu chính, viễn thông cấp các bưu điện huyện, thị nhằm mục tiêu tách bạch rõ giữa phục vụ công ích và sản xuất kinh doanh, xoá bỏ cơ chế bù chéo từ viễn thông sang cho bưu chính.

Việc làm này tạo điều kiện cho viễn thông phát triển mạnh hơn, nâng cao năng suất lao động, từng bước giảm giá thành dịch vụ và tăng cường năng lực cạnh tranh, đồng thời để bưu chính có thể tự đứng vững và tự chủ trong kinh doanh. Kết quả sau khi bóc tách, cả bưu chính lẫn viễn thông đều tiếp tục phát triển nhanh, doanh thu không ngừng được nâng cao. Bưu chính và viễn thông hạch toán riêng từng lĩnh vực cũng đảm bảo kinh doanh hiệu quả hơn.

Đặc biệt, sự đổi mới này đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty viễn thông; cơ bản thay đổi hình thức tổ chức quản lý phù hợp với công nghệ mới, không phụ thuộc vào địa dư hành chính, tối ưu hoá mạng lưới, thực hiện quản lý tập trung có hiệu quả cho cả mạng dịch vụ bưu chính lẫn mạng dịch vụ viễn thông; nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ do tính chuyên môn hoá cao trong cả quản lý lẫn trong dây chuyền công nghệ sản xuất; tạo điều kiện cho các cá nhân, đơn vị phát huy khả năng, tính chủ động và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của từng đơn vị.

Đứng số 1 về doanh thu

Hơn 5 năm qua kể từ ngày hoạt động theo mô hình mới, VNPT đã thực sự chứng tỏ sức mạnh của mình trong một tầm vóc mới: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Mạng lưới BCVT liên tục được mở rộng, với những bước phát triển mạnh mẽ, thường xuyên đổi mới công nghệ, mở rộng về qui mô. Các dịch vụ đa dạng phong phú, đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu thông tin của đất nước cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi tầng lớp nhân dân trên phạm vi toàn quốc.

Về bưu chính, các đường thư nội địa, quốc tế luôn được nâng cao chất lượng. Đến hết năm 2010, Bưu chính Việt Nam đã có hơn 16.000 điểm phục vụ trải rộng từ các thành phố lớn đến khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo. Đặc biệt năm 2010, với nhiều cố gắng và nỗ lực, sau gần 3 năm chia tách khỏi viễn thông, Bưu chính Việt Nam đã lần đầu tiên đạt tổng doanh thu 8.286 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 10% so với năm 2009. Các dịch vụ Bưu chính đạt tốc độ tăng trưởng tương đối tốt, tăng trên 15% so với cùng kỳ 2009.

Về viễn thông, các dịch vụ phát triển nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân. VNPT cũng đã đầu tư và đưa vào hoạt động vệ tinh VINASAT – 1, góp phần hoàn thiện hạ tầng thông tin liên lạc quốc gia, tạo điều kiện để đưa các dịch vụ viễn thông, Internet và truyền hình đến vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo. Hiện mạng Thế hệ mới (NGN) của VNPT là một trong các mạng có quy mô và công nghệ hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á.

VNPT cũng là doanh nghiệp có năng lực mạng IP băng thông rộng, mạng cáp quang đường trục trong nước, quốc tế lớn nhất Việt Nam. Hai mạng di động VinaPhone, MobiFone của VNPT là các mạng di động có nhiều dịch vụ mới, tiện ích nhất cho khách hàng và đặc biệt là 2 mạng đầu tiên đưa các dịch vụ 3G vào cung cấp theo đúng cam kết với Bộ TT&TT.

Nếu như năm 2006, VNPT đạt doanh thu phát sinh 38.329 tỷ đồng thì đến năm 2010, VNPT đã đạt doanh thu phát sinh 101.569 tỷ đồng. Kết quả này thể hiện sự nỗ lực cao của VNPT trong bối cảnh kinh tế Việt Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu và trong điều kiện thị trường viễn thông - CNTT cạnh tranh ngày càng gay gắt, giá cước giảm, nhu cầu sử dụng dịch vụ của xã hội tăng không nhiều. Cũng với kết quả này, năm 2010, VNPT đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên trên thị trường BCVT-CNTT vượt qua mốc 100.000 tỷ đồng. Đến nay, trên toàn mạng lưới, VNPT đã có 88,9 triệu thuê bao điện thoại.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, VNPT cũng là doanh nghiệp tích cực tham gia vào việc hạn chế tốc độ tăng giá, góp phần bình ổn giá cả thị trường. Liên tiếp trong các năm từ 2006 -2010, VNPT đều có các đợt giảm giá với một số dịch vụ viễn thông – CNTT, hướng mạnh tới lợi ích của khách hàng. Đặc biệt, năm 2008, VNPT thực hiện giảm mạnh cước điện thoại quốc tế chiều đi với mức giảm lên tới 50%, đưa Việt Nam thành một trong những quốc gia có mức cước quốc tế chiều đi thấp nhất trong khu vực.

  Không chỉ khẳng định vị trí số 1 trên thị trường BCVT-CNTT, VNPT còn luôn thể hiện là doanh nghiệp vì cộng đồng. Cùng với các phong trào uống nước nhớ nguồn, khuyến học khuyến tài, VNPT tích cực thực hiện các hoạt động an sinh xã hội. Năm 2009, VNPT là doanh nghiệp tiên phong thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ bằng việc triển khai chương trình hỗ trợ phát triển KT-XH, giúp giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 2 huyện Mường Tè và Sìn Hồ (Lai Châu). Theo đó, VNPT hỗ trợ gần 200 tỷ đồng đầu tư vào các chương trình phát triển giáo dục đào tạo, dạy nghề, xây dựng các công trình dân sinh, y tế, hạ tầng thông tin liên lạc… tại hai huyện này. Ngoài ra, VNPT còn hỗ trợ 1.500 tỷ đồng nhằm đầu tư nâng cao năng lực hạ tầng BCVT - CNTT cho 62 huyện nghèo trên toàn quốc.

 Theo Báo Bưu điện

 

Các tin tức khác
Thăm dò ý kiến
Bạn nhận xét gì về giao diện mới của website này:
Tốt
Khá
Xấu
Thống kê truy cập
  • 0
  • 9
  • 3
  • 6
  • 5
  • 0
  • 5
Hôm nay15
Hôm qua56
Tuần này252
Tháng này986
Tất cả936505
Lãi suất tiết kiệm
LOẠI DỊCH
VỤ
LÃI SUẤT (%NĂM)
1. Tiết kiệm không kỳ hạn 1,00
2. Tiền gửi Tài khoản cá nhân 1,00
3. Tiết kiệm có kỳ hạn rút 1 lần
- Kỳ hạn 01 tháng 3,10
- Kỳ hạn 02 tháng 3,10
- Kỳ hạn 03 tháng 3,40
- Kỳ hạn 04 tháng 3,40
- Kỳ hạn 05 tháng 3,40
- Kỳ hạn 06 tháng 4,30
- Kỳ hạn 07 tháng 4,30
- Kỳ hạn 08 tháng 4,30
- Kỳ hạn 09 tháng 4,50
- Kỳ hạn 10 tháng 4,50
- Kỳ hạn 11 tháng 4,50
- Kỳ hạn 12 tháng 5,70
- Kỳ hạn 13 tháng 5,80
- Kỳ hạn 15 tháng 5,80
- Kỳ hạn 16 tháng 5,80
- Kỳ hạn 18 tháng 5,80
- Kỳ hạn 24 tháng 5,80
- Kỳ hạn 25 tháng 5,80
- Kỳ hạn 36 tháng 5,80
4. Tiết kiệm có kỳ hạn rút lãi định kỳ (%năm)
4.1 Tiết kiệm có kỳ hạn rút lãi hàng quý
- Kỳ hạn 06 tháng 4,28
- Kỳ hạn 09 tháng 4,45
- Kỳ hạn 12 tháng 5,58
- Kỳ hạn 15 tháng 5,64
4.2 Tiết kiệm có kỳ hạn rút lãi hàng tháng
- Kỳ hạn 06 tháng 4,26
- Kỳ hạn 12 tháng 5,56
- Kỳ hạn 24 tháng 5,53
5. Tiết kiệm có kỳ hạn rút lãi trước (%năm)
- Kỳ hạn 01 tháng 3,09
- Kỳ hạn 02 tháng 3,08
- Kỳ hạn 03 tháng 3,37
- Kỳ hạn 04 tháng 3,36
- Kỳ hạn 05 tháng 3,35
- Kỳ hạn 06 tháng 4,20
- Kỳ hạn 07 tháng 4,19
- Kỳ hạn 08 tháng 4,18
- Kỳ hạn 09 tháng 4,35
- Kỳ hạn 12 tháng 5,39
- Kỳ hạn 13 tháng 5,45
- Kỳ hạn 15 tháng 5,40
- Kỳ hạn 16 tháng 5,38
- Kỳ hạn 18 tháng 5,33
- Kỳ hạn 24 tháng 5,19
- Kỳ hạn 25 tháng 5,17
- Kỳ hạn 36 tháng 4,94
Video - Clip

Hình ảnh hoạt động