Tin bưu chính
Lo hàng không độc quyền: Bưu chính muốn sắm máy bay riêng
 
Tình trạng bưu gửi của các DN bưu chính bị hàng không cho “lùi” chuyến, chậm chuyển đã trở thành chuyện “thường tình ở huyện” từ hơn 10 năm qua.

Để đối phó với tình trạng bị hàng không lùi chuyến, chậm chuyển hàng gây ảnh hưởng chất lượng dịch vụ, một số doanh nghiệp (DN) bưu chính lớn đã dự định hợp tác để đầu tư thuê, mua máy bay chuyên vận chuyển hàng. Song đến nay ý tưởng này vẫn còn vướng nhiều “rào cản”.

DN bưu chính bị hàng không “chèn ép”

 

 

 

 

Ông Đỗ Ngọc Bình đã “bật mí”: trước đây lãnh đạo VietnamPost và 1 DN bưu chính khác từng bàn phương án hợp tác để cùng thuê hoặc mua máy bay chuyên vận chuyển hàng; với phương thức hợp tác dự kiến là sẽ hình thành 1 đơn vị liên doanh chịu trách nhiệm vận hành hoạt động chuyển hàng của máy bay đó. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, ý định này đã không thể trở thành hiện thực. Cụ thể, theo phân tích của lãnh đạo VietnamPost, thị trường cargo của Việt Nam hiện chưa phát triển, lợi nhuận của các hãng hàng không vẫn chủ yếu là từ dịch vụ chở khách, chỉ cần 70% số ghế trên máy bay đầy là hãng đã có lợi nhuận; còn việc vận chuyển hàng chỉ để tận dụng các ghế chở khách còn trống trên máy bay, do đó giá cước dịch vụ vận chuyển hàng của các hãng hàng không thiếu minh bạch, không phản ánh đúng giá thành dịch vụ và thường được các hãng hàng không cung cấp với mức giá rất rẻ cho các DN chuyên làm giao nhận (forwarder) đặt mua tải trọng lớn, khoảng vài chục ngàn tấn/năm. Cũng bởi sự thiếu minh bạch này, nếu các DN bưu chính hợp tác thuê, mua máy bay chuyên vận chuyển hàng hóa thì chắc chắn sẽ không thể cạnh tranh được. Bởi lẽ, đơn giá vận chuyển cho 1 kg hàng hóa sẽ gấp đôi, thậm chí là sẽ cao hơn nhiều so với giá mà các hãng hàng không trong nước đang cung cấp.

M.T

Nội dung được đăng trên báo Bưu điện Việt Nam số 63 ra ngày 25/5/2012

Liên quan đến việc tháo gỡ khó khăn trong lĩnh vực vận tải hàng, ông Bình cũng đề nghị, trước mắt, các DN cần bàn bạc cách thức hợp tác để có thể đảm bảo chuyển hàng trong đêm trên trục Bắc-Nam. Còn về lâu dài, trong trường hợp bưu chính đã có máy bay để chuyên vận chuyển hàng hóa, bưu gửi trong đêm thì các DN bưu chính vẫn cần “cộng lực” để thu gom đủ chân hàng.

Trong lĩnh vực bưu chính chuyển phát, một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng dịch vụ của các DN là việc DN có thực hiện đúng cam kết với khách hàng về thời gian toàn trình của bưu gửi hay không. Tuy nhiên, nhiều năm qua, việc này vẫn luôn là bài toán khó, làm đau đầu nhiều lãnh đạo DN bưu chính. Và một nguyên nhân không nhỏ của thực trạng thời gian toàn trình bưu gửi của các DN bưu chính bị kéo dài hơn so với cam kết chính là bởi sự phụ thuộc quá lớn vào các hãng vận tải hàng không. Đại diện lãnh đạo một số DN bưu chính lớn trên thị trường như VietnamPost, ViettelPost, Netco, Tín Thành… đều thừa nhận tình trạng hàng hóa, bưu gửi của các DN bưu chính bị hàng không cho “lùi” chuyến, chậm chuyển, đặc biệt là vào các dịp cao điểm như lễ, tết đã trở thành chuyện “thường tình ở huyện” từ hơn 10 năm qua.

Trao đổi về vấn đề này, ông Lương Ngọc Hải-Tổng giám đốc ViettelPost nhận định, cùng với điện lực, hàng không cũng là lĩnh vực mà hiện khách hàng - những “thượng đế” - vẫn phải năn nỉ, quỵ lụy để được sử dụng dịch vụ. “Lý do thường trực khiến cho hàng hóa, bưu gửi của các DN bưu chính bị các hãng hàng không lùi chuyến bay là do chuyến đó có nhiều khách, nhiều hàng đông lạnh (loại hàng có giá vận chuyển cao-PV). Điều này đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu thời gian toàn trình cam kết với khách hàng của DN bưu chính. Đó là chưa kể đến vấn đề an toàn bưu gửi, hàng hóa chuyển qua đường hàng không nhiều khi không đảm bảo, tình trạng mất mát bưu phẩm xảy ra không ít”, ông Hải nói.

Đồng tình với nhận định của lãnh đạo ViettelPost, ông Nguyễn Văn Tú-Tổng giám đốc Công ty CP chuyển phát nhanh Tín Thành cho hay, khó khăn với các DN bưu chính hiện nay là Việt Nam chưa có hãng hàng không chuyên về vận tải hàng hóa (cargo) mà các hãng hàng không nước ta vẫn chủ yếu là vận tải hành khách, có kết hợp thêm vận chuyển hàng. Do vậy, ưu tiên hàng đầu của các hãng hàng không vẫn là chở khách.  

Còn theo ông Đỗ Ngọc Bình-Tổng giám đốc VietnamPost, hầu hết các DN hoạt động trong lĩnh vực bưu chính chuyển phát đều đang “vướng” một vấn đề rất lớn, đó là làm sao để bưu chính có thể kết nối vận chuyển “over night”, tức là làm cách nào để DN bưu chính vận chuyển được hàng trên trục Bắc-Nam trong đêm và sáng hôm sau có thể phát hàng đến người nhận. Do đặc điểm địa hình Việt Nam giống như một chiếc đòn gánh dài nên phương thức vận chuyển hàng hiệu quả, đảm bảo chỉ tiêu thời gian trên trục Bắc-Nam vẫn là vận tải hàng không. “Cũng vì thế, để phục vụ nhu cầu phát triển, đảm bảo được yêu cầu về chất lượng dịch vụ, phục vụ khách hàng, rõ ràng các DN bưu chính rất cần máy bay để vận chuyển hàng hóa, bưu gửi trong đêm”, ông Bình chia sẻ.

Vẫn nhiều “rào cản”!

Trên thực tế, để đối phó với khó khăn trên, có được sự chủ động nhất định trong phương thức chuyên chở hàng hóa, bưu gửi qua đường hàng không; góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh của đơn vị mình, một số DN bưu chính đã ấp ủ kế hoạch tham gia vào lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng không. Có thể nói, Tín Thành đã là DN “nổ phát súng” đầu tiên khi góp gần 33 tỷ đồng để tham gia đồng sáng lập hãng hàng không lưỡng dụng Ngôi sao Việt (Vietstar Airlines) vào giữa năm 2011. Động thái này được đánh giá là khá khôn ngoan bởi khi Vietstar Airlines đi vào khai thác, chắc chắn Tín Thành sẽ chủ động hơn về thời gian chuyển hàng cho khách, về năng lực vận tải hàng không. Mới đây, trong cuộc tọa đàm “Mở cửa thị trường bưu chính: cơ hội và thách thức” do Báo Bưu điện Việt Nam và Vụ Bưu chính thuộc Bộ TT&TT phối hợp tổ chức, Tổng giám đốc ViettelPost Lương Ngọc Hải đã mạnh dạn đề xuất các DN bưu chính thời gian tới hợp tác với nhau để khai thác dịch vụ vận tải hàng không. Ông Hải nhấn mạnh: “Nếu các DN bưu chính có máy bay riêng để chuyên trở hàng hóa, đảm bảo kết nối giữa trục Bắc-Nam thì sẽ có thể chủ động hơn trong vận chuyển hàng và chất lượng dịch vụ sẽ ổn định, được kiểm soát chặt chẽ hơn”.

Các tin tức khác
Thăm dò ý kiến
Bạn nhận xét gì về giao diện mới của website này:
Tốt
Khá
Xấu
Thống kê truy cập
  • 0
  • 9
  • 3
  • 6
  • 5
  • 0
  • 5
Hôm nay15
Hôm qua56
Tuần này252
Tháng này986
Tất cả936505
Lãi suất tiết kiệm
LOẠI DỊCH
VỤ
LÃI SUẤT (%NĂM)
1. Tiết kiệm không kỳ hạn 1,00
2. Tiền gửi Tài khoản cá nhân 1,00
3. Tiết kiệm có kỳ hạn rút 1 lần
- Kỳ hạn 01 tháng 3,10
- Kỳ hạn 02 tháng 3,10
- Kỳ hạn 03 tháng 3,40
- Kỳ hạn 04 tháng 3,40
- Kỳ hạn 05 tháng 3,40
- Kỳ hạn 06 tháng 4,30
- Kỳ hạn 07 tháng 4,30
- Kỳ hạn 08 tháng 4,30
- Kỳ hạn 09 tháng 4,50
- Kỳ hạn 10 tháng 4,50
- Kỳ hạn 11 tháng 4,50
- Kỳ hạn 12 tháng 5,70
- Kỳ hạn 13 tháng 5,80
- Kỳ hạn 15 tháng 5,80
- Kỳ hạn 16 tháng 5,80
- Kỳ hạn 18 tháng 5,80
- Kỳ hạn 24 tháng 5,80
- Kỳ hạn 25 tháng 5,80
- Kỳ hạn 36 tháng 5,80
4. Tiết kiệm có kỳ hạn rút lãi định kỳ (%năm)
4.1 Tiết kiệm có kỳ hạn rút lãi hàng quý
- Kỳ hạn 06 tháng 4,28
- Kỳ hạn 09 tháng 4,45
- Kỳ hạn 12 tháng 5,58
- Kỳ hạn 15 tháng 5,64
4.2 Tiết kiệm có kỳ hạn rút lãi hàng tháng
- Kỳ hạn 06 tháng 4,26
- Kỳ hạn 12 tháng 5,56
- Kỳ hạn 24 tháng 5,53
5. Tiết kiệm có kỳ hạn rút lãi trước (%năm)
- Kỳ hạn 01 tháng 3,09
- Kỳ hạn 02 tháng 3,08
- Kỳ hạn 03 tháng 3,37
- Kỳ hạn 04 tháng 3,36
- Kỳ hạn 05 tháng 3,35
- Kỳ hạn 06 tháng 4,20
- Kỳ hạn 07 tháng 4,19
- Kỳ hạn 08 tháng 4,18
- Kỳ hạn 09 tháng 4,35
- Kỳ hạn 12 tháng 5,39
- Kỳ hạn 13 tháng 5,45
- Kỳ hạn 15 tháng 5,40
- Kỳ hạn 16 tháng 5,38
- Kỳ hạn 18 tháng 5,33
- Kỳ hạn 24 tháng 5,19
- Kỳ hạn 25 tháng 5,17
- Kỳ hạn 36 tháng 4,94
Video - Clip

Hình ảnh hoạt động