Tin bưu chính
Bưu chính 2011: Nhiều tiềm năng, lắm thách thức!

Cạnh tranh quyết liệt hơn

Nhận định về tiềm năng phát triển của thị trường trong năm 2011, theo đại diện lãnh đạo Công ty CP Bưu chính Viettel (ViettelPost), thị trường bưu chính chuyển phát (BCCP) phụ thuộc rất nhiều vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Theo dự báo, kinh tế Việt Nam trong năm 2011 này sẽ có tốc độ tăng trưởng tương đối khả quan, do đó thị trường BCCP năm 2011 cũng sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ không dưới 20% so với năm 2010.

Đồng quan điểm với lãnh đạo ViettelPost, ông Hoàng Hồ Hải, Giám đốc Bưu điện Quảng Ninh cho rằng, năm 2011, thị trường bưu chính, chuyển phát vẫn sẽ tăng trưởng, phát triển với tốc độ tăng ít nhất là 10% so với năm 2010. Tiềm năng thị trường bưu chính, chuyển phát vẫn còn nhiều. Đơn cử, Bưu điện Quảng Ninh hiện nay chiếm giữ khoảng hơn 60% thị phần dịch vụ bưu chính, chuyển phát trên địa bàn tỉnh, do đó vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển. Vấn đề quan trọng là các DN phải có chiến lược kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế của DN mình.

“Tôi nghĩ rằng, thị trường về tổng thể vẫn sẽ tăng trưởng, phát triển, nhưng việc mỗi DN tham gia thị trường có kinh doanh hiệu quả không, có giữ được khách hàng cũ và phát triển được nhiều khách hàng mới hay không lại phụ thuộc vào tài năng “chèo lái” của đội ngũ những người đứng đầu DN”, ông Hải nói.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Tú, Phó Tổng Giám đốc Công ty CPN Tín Thành cũng cho rằng, thị trường bưu chính, chuyển phát Việt Nam là một thị trường rộng, vẫn còn nhiều tiềm năng khai thác. Giai đoạn sắp tới sẽ là lúc phân khúc thị trường chuyển phát. Các khách hàng sử dụng dịch vụ sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn đa dạng về dịch vụ cũng như phương tiện vận chuyển.

Mặc dù khá lạc quan về tiềm năng phát triển của thị trường BCCP Việt Nam, song các DN trong nước đều nhận thức rõ năm 2011 là năm các DN Việt Nam kinh doanh dịch vụ bưu chính sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, trong đó một thách thức lớn là áp lực phải cạnh tranh, giành giật thị trường chuyển phát trong nước với các DN có vốn đầu tư nước ngoài được đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại và có tính chuyên nghiệp cao.

Theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), từ ngày 1/1/2012, các DN nước ngoài sẽ được phép thành lập DN 100% vốn kinh doanh dịch vụ chuyển phát. Chắc chắn, trong năm 2011 và các năm tiếp theo, mức độ cạnh tranh trên thị trường bưu chính, chuyển phát nước ta sẽ ngày càng gay gắt, quyết liệt hơn.

1a.jpg

Doanh nghiệp Việt vẫn sẽ trụ vững

Đề cập đến áp lực cạnh tranh, cơ hội của các DN trong nước, ông Nguyễn Văn Tú cho rằng, đã đến lúc các DN trong nước cần phải nhìn nhận lại để xác định hướng kinh doanh phù hợp, đồng thời cần có sự chuẩn bị tốt để bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt trong thời gian sắp tới. “Tôi tin rằng, với kinh nghiệm và khả năng nắm rõ địa hình trong nước, các DN Việt Nam vẫn sẽ tồn tại và có hướng đi riêng. Đây cũng có thể coi là cơ hội để học hỏi và tìm hiểu những “cái hay” của DN nước ngoài. Càng có sự cạnh tranh, DN sẽ càng có cơ hội để rèn luyện nhằm tìm hướng phát triển, trụ vững trên thị trường”, ông Tú nhấn mạnh.

Cũng theo đại diện Tín Thành, năm 2011 vẫn sẽ là năm Tín Thành tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ nhằm mục tiêu khẳng định vị thế của DN mình trên thị trường bưu chính, chuyển phát. Ngoài ra, DN này cũng dự định sẽ mở rộng thị trường chuyển phát quốc tế trong thời gian tới.

Theo đại diện ViettelPost, việc mở cửa hoàn toàn thị trường bưu chính, chuyển phát Việt Nam vào năm 2012 sẽ góp phần làm cho chất lượng dịch vụ của các DN chuyển phát tốt hơn lên, đồng thời tăng cường mức độ cạnh tranh đặc biệt là tại các thị trường trọng điểm, chứ không làm thay đổi bản chất của cạnh tranh trên thị trường. Thị trường chuyển phát trong nước vẫn tiếp tục cạnh tranh về quy mô cũng như chất lượng dịch vụ. Với ViettelPost, định hướng phát triển của đơn vị trong thời gian tới là tiếp tục mở rộng mạng lưới rộng hơn, xa hơn, đưa mạng lưới cung cấp dịch vụ “vươn” tới tận các thôn, bản; đồng thời phấn đấu để doanh thu năm 2011đạt tốc độ tăng trưởng không dưới 25%. Đặc biệt, trong năm 2011, ưu tiên số 1 của ViettelPost vẫn là tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các hoạt động của DN... 

Còn với Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost), DN hiện vẫn giữ vững vị trí số 1 trên thị trường bưu chính, chuyển phát Việt Nam cả về độ bao phủ của mạng lưới cũng như tổng số doanh thu, sản lượng dịch vụ, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng cho rằng, trong năm 2011, bên cạnh việc phải quyết liệt thực hiện chia tách để đảm bảo có thể hoạt động độc lập hoàn toàn vào năm 2012, VNPost cũng cần tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng phục trên toàn mạng lưới.

Ông Đỗ Ngọc Bình, Tổng Giám đốc VNPost cho biết, bắt đầu từ 2011, một trong những điểm mới, sẽ được Bưu chính Việt Nam triển khai áp dụng là cơ chế kế hoạch mới, trong đó đặc biệt chú trọng, tập trung khai thác, phát triển các dịch vụ, thị trường và khu vực trọng điểm, giàu tiềm năng; còn với các dịch vụ, thị trường kém hấp dẫn, VNPost sẽ chủ yếu đảm bảo duy trì sự hiện diện, duy trì mạng bưu chính công ích.

Ngọc Minh

Đọc toàn bộ bài viết trên báo Bưu điện Việt Nam số Tết Tân Mão.


Các tin tức khác
Thăm dò ý kiến
Bạn nhận xét gì về giao diện mới của website này:
Tốt
Khá
Xấu
Thống kê truy cập
  • 0
  • 9
  • 3
  • 6
  • 5
  • 0
  • 5
Hôm nay15
Hôm qua56
Tuần này252
Tháng này986
Tất cả936505
Lãi suất tiết kiệm
LOẠI DỊCH
VỤ
LÃI SUẤT (%NĂM)
1. Tiết kiệm không kỳ hạn 1,00
2. Tiền gửi Tài khoản cá nhân 1,00
3. Tiết kiệm có kỳ hạn rút 1 lần
- Kỳ hạn 01 tháng 3,10
- Kỳ hạn 02 tháng 3,10
- Kỳ hạn 03 tháng 3,40
- Kỳ hạn 04 tháng 3,40
- Kỳ hạn 05 tháng 3,40
- Kỳ hạn 06 tháng 4,30
- Kỳ hạn 07 tháng 4,30
- Kỳ hạn 08 tháng 4,30
- Kỳ hạn 09 tháng 4,50
- Kỳ hạn 10 tháng 4,50
- Kỳ hạn 11 tháng 4,50
- Kỳ hạn 12 tháng 5,70
- Kỳ hạn 13 tháng 5,80
- Kỳ hạn 15 tháng 5,80
- Kỳ hạn 16 tháng 5,80
- Kỳ hạn 18 tháng 5,80
- Kỳ hạn 24 tháng 5,80
- Kỳ hạn 25 tháng 5,80
- Kỳ hạn 36 tháng 5,80
4. Tiết kiệm có kỳ hạn rút lãi định kỳ (%năm)
4.1 Tiết kiệm có kỳ hạn rút lãi hàng quý
- Kỳ hạn 06 tháng 4,28
- Kỳ hạn 09 tháng 4,45
- Kỳ hạn 12 tháng 5,58
- Kỳ hạn 15 tháng 5,64
4.2 Tiết kiệm có kỳ hạn rút lãi hàng tháng
- Kỳ hạn 06 tháng 4,26
- Kỳ hạn 12 tháng 5,56
- Kỳ hạn 24 tháng 5,53
5. Tiết kiệm có kỳ hạn rút lãi trước (%năm)
- Kỳ hạn 01 tháng 3,09
- Kỳ hạn 02 tháng 3,08
- Kỳ hạn 03 tháng 3,37
- Kỳ hạn 04 tháng 3,36
- Kỳ hạn 05 tháng 3,35
- Kỳ hạn 06 tháng 4,20
- Kỳ hạn 07 tháng 4,19
- Kỳ hạn 08 tháng 4,18
- Kỳ hạn 09 tháng 4,35
- Kỳ hạn 12 tháng 5,39
- Kỳ hạn 13 tháng 5,45
- Kỳ hạn 15 tháng 5,40
- Kỳ hạn 16 tháng 5,38
- Kỳ hạn 18 tháng 5,33
- Kỳ hạn 24 tháng 5,19
- Kỳ hạn 25 tháng 5,17
- Kỳ hạn 36 tháng 4,94
Video - Clip

Hình ảnh hoạt động