Tin bưu chính
Bưu chính phục hồi sau suy thoái

Khởi sắc hơn

Đánh giá về thị trường BC năm 2010, báo cáo tổng kết của Bộ TT&TT chỉ rõ, thị trường BCCP Việt Nam năm 2010 tiếp tục tăng trưởng, phát triển và hiện đã có hơn 30 doanh nghiệp (DN) thuộc các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh dịch vụ BCCP. Sự tăng trưởng, phát triển của thị trường trong năm qua được thể hiện rõ qua tốc độ tăng trưởng của các DN bưu chính, chuyển phát lớn như: Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost), Công ty CP Bưu chính Viettel (ViettelPost), Công ty CP chuyển phát nhanh Tín Thành, Công ty CP chuyển phát nhanh Nội Bài (Netco)...

Đến nay, VNPost hiện vẫn đang là DN bưu chính lớn mạnh nhất cả về tiềm lực tài chính, đội ngũ nhân lực được đào tạo bài bản, mạng lưới cung cấp dịch vụ rộng khắp cũng như số doanh thu, sản lượng dịch vụ đạt được mỗi năm. Riêng trong năm 2010, với nhiều cố gắng và nỗ lực, sau gần 3 năm chia tách khỏi viễn thông, BC Việt Nam đã lần đầu tiên đạt tổng doanh thu 8.286 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 10% so với năm 2009. Đáng chú ý là, các dịch vụ BC của VNPost đạt tốc độ tăng trưởng tương đối tốt, tăng trên 15% so với cùng kỳ 2009.

Trao đổi với phóng viên báo BĐVN, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng nhấn mạnh, thành công lớn nhất của VNPost trong năm 2010 vừa qua chính là việc DN bưu chính này trong điều kiện trợ cấp của Nhà nước hỗ trợ cho bưu chính thực hiện nhiệm vụ công ích giảm gần 300 tỷ đồng so với năm 2009, đồng thời sự hỗ trợ từ viễn thông cũng giảm sút nhiều, nhưng VNPost vẫn gần như cân bằng thu chi. Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cũng cho hay, thành công nữa của VNPost trong năm 2010 là việc đổi mới mô hình tổ chức, sắp xếp lại lực lượng lao động. Cụ thể, VNPost đã thực hiện giảm biên chế được hơn 5.000 lao động trên mạng lưới song không xảy ra bất kỳ sự cố, hoàn toàn không có vụ kiện cáo nào.

Từ góc nhìn của DN, ông Nguyễn Văn Tú, Phó Tổng GĐ Tín Thành khẳng định, trong năm 2010, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn như lạm phát tăng, giá nhiên liệu biến động liên tục, thiên tai lũ lụt xảy ra nhiều... nhưng với sự nỗ lực mạnh mẽ của các DN, doanh thu cũng như sản lượng của ngành BCCP Việt vẫn đạt mức tăng trưởng cao hơn so với năm trước.

Có chung nhận định với ông Tú, Tổng GĐ ViettelPost Lương Ngọc Hải cho rằng, dịch vụ BCCP giống như “nhiệt kế đo sức khỏe” của nền kinh tế. Năm 2010 là năm kinh tế tiếp tục hồi phục sau giai đoạn suy thoái, do đó thị trường BCCP cũng phục hồi, dần khởi sắc hơn. Doanh thu cũng như sản lượng dịch vụ BCCP Việt Nam trong năm 2010 tăng trưởng hơn so với giai đoạn trước.

Tuy nhiên, theo ông Hải, do nền kinh thế vừa thoát khỏi khủng hoảng, vẫn đang trong giai đoạn phục hồi nên về cơ bản, các DN đều thắt chặt chi tiêu nhằm tối ưu hiệu quả hoạt động. Vì vậy, mức độ tăng trưởng của thị trường BCCP năm 2010 không cao. Mặt khác, để tối ưu chi phí, nhiều DN thay vì sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh, đã chuyển sang dùng dịch vụ chuyển hàng chậm, do đó mặc dù sản lượng dịch vụ BCCP tăng nhưng doanh thu tăng không nhiều.

Chất lượng BC đã được cải thiện!

Ông Lương Ngọc Hải khẳng định, chất lượng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, có ý nghĩa sống còn với các DN bưu chính chuyển phát. Riêng với năm 2010, một nguyên nhân cơ bản khiến cho các DN bưu chính, chuyển phát đều tập trung, chú trọng nâng cao chất lượng là do yếu tố cạnh tranh. Bởi lẽ, nếu chỉ có 1 DN độc quyền thì chất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ sẽ không được chú trọng. Còn trong thị trường có nhiều DN cung cấp dịch vụ thì đương nhiên DN nào có chất lượng tốt hơn, mạng lưới rộng hơn sẽ có ưu thế cạnh tranh tốt hơn.

Nhìn lại năm 2010, các đại diện lãnh đạo doanh nghiệp BCCP đều cho rằng, so với các giai đoạn trước, chất lượng dịch vụ BCCP đã từng bước được nâng cao, thể hiện ở chỗ: thời gian hành trình đường thư ngày càng ngắn đi, có thêm nhiều dịch vụ gia tăng được triển khai, có nhiều loại hình dịch vụ để khách hàng tự lựa chọn và thời gian giải quyết khiếu nại ngày càng ngắn hơn, tiện ích tra cứu hành trình đường thư được ứng dụng nhiều hơn...

Đơn cử như với VNPost, theo đánh giá của Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng, trong năm 2010, cùng với những nỗ lực tăng doanh thu, lợi nhuận với mục tiêu hướng tới cân bằng thu-chi, đổi mới bộ máy tổ chức, Bưu chính Việt Nam cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ trên toàn mạng lưới phủ khắp 63 tỉnh, thành phố với hơn 18.000 điểm phục vụ.

Ông Đỗ Ngọc Bình, Tổng GĐ VNPost chia sẻ, một trong những thắng lợi VNPost đã đạt được từ năm 2009 đến nay là việc hầu hết CBCNV của BC Việt Nam đã nhận thức rõ vai trò đặc biệt quan trọng của công tác đảm bảo, nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ. Hiện nay, tại các Bưu điện tỉnh thành, nhân viên VNPost đã triển khai mạnh hình thức tiếp thị, bán hàng trực tiếp.

Đối với ViettelPost, cùng với sự tăng trưởng về doanh thu, sản lượng dịch vụ, tỷ lệ lỗi vi phạm đã ngày càng giảm, chất lượng đạt hơn 99,98%. Đặc biệt, với việc đẩy mạnh duy trì hành trình đường thư chuẩn, ứng dụng CNTT, các khách hàng sử dụng dịch vụ của ViettelPost đã có thể tham gia quản lý hành trình của bưu gửi, hàng hóa của mình qua website của BC Viettel, nhờ đó khiếu nại của khách hàng đã giảm bớt.

Tương tự, trong năm 2010, nâng cao chất lượng dịch vụ và đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng là một trong những mục tiêu được Tín Thành quan tâm đặc biệt. Cụ thể, Tín Thành đã đưa ra hơn 15 giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển chất lượng dịch vụ; đồng thời tiến hành xây dựng CSDL khách hàng. Cũng với mục tiêu phục vụ tốt hơn nhu cầu của các khách hàng, trong năm qua, bên cạnh việc nâng cao chất lượng dịch vụ, Netco cũng luôn đổi mới dịch vụ của DN mình, cung cấp tới khách hàng nhiều dịch vụ gia tăng như: Phát trước 9 giờ sáng, phát trước 12 giờ, phát trước 16 giờ...

Luật Bưu chính được Quốc hội khoá XII kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 28/6/2010. Đây là cột mốc quan trọng của Nhà nước ta trong quá trình hoàn thiện môi trường pháp lý về bưu chính, đảm bảo quyền được tiếp cận các dịch vụ bưu chính cho toàn dân, tạo dựng và hoàn thiện môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ, hướng tới đưa bưu chính nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế năng động.

Bộ luật này chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2011. Với 10 chương, 46 điều quy định cụ thể về hoạt động bưu chính, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động bưu chính và quản lý Nhà nước về hoạt động bưu chính, sau khi đi vào cuộc sống, Luật Bưu chính được kỳ vọng sẽ góp phần quan trọng để giải phóng và phát huy tốt hơn các nguồn lực, thực hiện triệt để hơn các nguyên tắc của kinh tế thị trường, đẩy mạnh việc hội nhập quốc tế và bảo đảm việc thực hiện công bằng xã hội trong lĩnh vực bưu chính, tạo cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp mới tiếp cận thị trường.

Ngọc Minh

Đọc toàn bộ bài viết trên báo Bưu điện Việt Nam số 1, 2 ra ngày 1/1/2011.


Các tin tức khác
Thăm dò ý kiến
Bạn nhận xét gì về giao diện mới của website này:
Tốt
Khá
Xấu
Thống kê truy cập
  • 0
  • 9
  • 3
  • 6
  • 5
  • 0
  • 5
Hôm nay15
Hôm qua56
Tuần này252
Tháng này986
Tất cả936505
Lãi suất tiết kiệm
LOẠI DỊCH
VỤ
LÃI SUẤT (%NĂM)
1. Tiết kiệm không kỳ hạn 1,00
2. Tiền gửi Tài khoản cá nhân 1,00
3. Tiết kiệm có kỳ hạn rút 1 lần
- Kỳ hạn 01 tháng 3,10
- Kỳ hạn 02 tháng 3,10
- Kỳ hạn 03 tháng 3,40
- Kỳ hạn 04 tháng 3,40
- Kỳ hạn 05 tháng 3,40
- Kỳ hạn 06 tháng 4,30
- Kỳ hạn 07 tháng 4,30
- Kỳ hạn 08 tháng 4,30
- Kỳ hạn 09 tháng 4,50
- Kỳ hạn 10 tháng 4,50
- Kỳ hạn 11 tháng 4,50
- Kỳ hạn 12 tháng 5,70
- Kỳ hạn 13 tháng 5,80
- Kỳ hạn 15 tháng 5,80
- Kỳ hạn 16 tháng 5,80
- Kỳ hạn 18 tháng 5,80
- Kỳ hạn 24 tháng 5,80
- Kỳ hạn 25 tháng 5,80
- Kỳ hạn 36 tháng 5,80
4. Tiết kiệm có kỳ hạn rút lãi định kỳ (%năm)
4.1 Tiết kiệm có kỳ hạn rút lãi hàng quý
- Kỳ hạn 06 tháng 4,28
- Kỳ hạn 09 tháng 4,45
- Kỳ hạn 12 tháng 5,58
- Kỳ hạn 15 tháng 5,64
4.2 Tiết kiệm có kỳ hạn rút lãi hàng tháng
- Kỳ hạn 06 tháng 4,26
- Kỳ hạn 12 tháng 5,56
- Kỳ hạn 24 tháng 5,53
5. Tiết kiệm có kỳ hạn rút lãi trước (%năm)
- Kỳ hạn 01 tháng 3,09
- Kỳ hạn 02 tháng 3,08
- Kỳ hạn 03 tháng 3,37
- Kỳ hạn 04 tháng 3,36
- Kỳ hạn 05 tháng 3,35
- Kỳ hạn 06 tháng 4,20
- Kỳ hạn 07 tháng 4,19
- Kỳ hạn 08 tháng 4,18
- Kỳ hạn 09 tháng 4,35
- Kỳ hạn 12 tháng 5,39
- Kỳ hạn 13 tháng 5,45
- Kỳ hạn 15 tháng 5,40
- Kỳ hạn 16 tháng 5,38
- Kỳ hạn 18 tháng 5,33
- Kỳ hạn 24 tháng 5,19
- Kỳ hạn 25 tháng 5,17
- Kỳ hạn 36 tháng 4,94
Video - Clip

Hình ảnh hoạt động