Tin bưu chính
Thương mại điện tử là cơ hội để DN bưu chính phất

Anh-trang-35.jpg

Không chỉ có tiềm năng phát triển dịch vụ COD, các doanh nghiệp bưu chính có đủ tiềm lực để cung cấp dịch vụ bán hàng trực tuyến.

Thương mại điện tử được xem là cơ hội để các doanh nghiệp bưu chính ăn nên làm ra. Nắm bắt cơ hội này, hầu hết các doanh nghiệp bưu chính trong nước đều cung cấp dịch vụ phát hàng và thu tiền (COD), dịch vụ này rất phù hợp cho các doanh nghiệp, cá nhân bán hàng qua truyền hình, điện thoại hay website.

Dịch vụ COD tăng đột biến nhờ thương mại điện tử

Theo Trung tâm Khai thác Vận chuyển (Bưu điện TP.Hà Nội), khoảng 2 năm trở lại đây số lượng bưu gửi COD tăng lên khá nhiều và chủ yếu là hàng mua bán qua mạng. Nhiều nhất là từ TP.HCM đi Hà Nội và các tỉnh, kế đó là hàng từ Hà Nội đi các tỉnh. Khoảng 1/3 bưu phẩm (hàng gói nhỏ dưới 2 kg) là hàng COD, số lượng năm 2012 tăng gấp đôi so với năm 2011, quý I/2013 số lượng COD cũng đang tăng mạnh. Chủ yếu là những mặt hàng nhỏ gọn như điện thoại, các chương trình phần mềm, hàng kỹ thuật số, mỹ phẩm, thời trang...

Ngay cả dịch vụ bưu chính quốc tế chiều về, hàng hóa mua qua mạng thương mại điện tử ở nước ngoài chuyển về cho khách mua ở Việt Nam cũng tăng khá mạnh trong 2 năm gần đây (chủ yếu là từ Mỹ, châu Âu chuyển về Việt Nam qua đường bưu điện).

Bà Nguyễn Thị Thu Vân – Phó Giám đốc Bưu điện TP.HCM cũng cho biết, từ năm 2011 Bưu điện TP.HCM đã đẩy mạnh phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử để cung cấp dịch vụ COD. Đến nay, Bưu điện TP.HCM đang hợp tác với 300 doanh nghiệp và hơn 420 hộ kinh doanh cá thể (kinh doanh bán hàng qua truyền hình, điện thoại đến bán hàng qua mạng Internet). 

Tổng số tiền mà Bưu điện TP.HCM thu hộ các doanh nghiệp thương mại điện tử đạt bình quân trên 100 tỷ đồng mỗi tháng. Năm 2012 doanh thu tăng trưởng gấp đôi so với năm 2011. Với kết quả này, Bưu điện TP.HCM xác định năm 2013 sẽ đầu tư mạnh cho dịch vụ thương mại điện tử, tiếp tục đồng hành cùng các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử để phục vụ nhu cầu mua bán của người dân trên toàn quốc, kết hợp chặt chẽ hơn nữa để cả hai bên cùng đạt được mục tiêu kinh doanh hiệu quả.

Bà Thu Vân cho rằng, Bưu điện phải đồng hành cùng các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử, trở thành cánh tay nối dài của doanh nghiệp để làm tốt nhất việc thay mặt các doanh nghiệp giao hàng đến khách hàng và thu tiền về để các doanh nghiệp dành toàn bộ thời gian và công sức tập trung phát triển khách hàng, bán hàng. Với thế mạnh về mạng lưới phủ rộng 63 tỉnh, thành phố từ khu vực trung tâm đến khu vực vùng sâu, vùng xa cùng với các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ đã cam kết, VietnamPost có thế mạnh đặc biệt trong việc hợp tác với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử.

Trang bán hàng trực tuyến dmart.vn cũng cho biết, xuất phát từ nhu cầu kinh doanh, dmart.vn đã bắt tay với VNPost Express cung cấp dịch vụ COD cho khách mua từ đầu năm 2012. Đại diện Dmart cho rằng, hình thức giao hàng và thu tiền trọn gói qua dịch vụ EMS rất phù hợp với các hãng bán hàng trực tuyến. Vì dù khách ở các tỉnh khác vẫn có thể mua hàng qua mạng. Đồng thời khách hàng yên tâm hơn khi họ không phải trả tiền trước mà sẽ thanh toán trọn gói bao gồm tiền hàng và cước phí vận chuyển khi nhận hàng.

Bưu chính có tiềm năng mở dịch vụ bán hàng trực tuyến

Không chỉ cung cấp dịch vụ COD, Bưu điện TP.HCM nhận thấy bưu chính hoàn toàn có khả năng trực tiếp kinh doanh thương mại điện tử. Do đó, Bưu điện TP.HCM đã thử nghiệm kinh doanh thương mại điện tử thông qua website: buudienonline.com.

Mô hình kinh doanh của buudienonline.com theo ba hướng: Thứ nhất, bán lẻ cho đối tượng khách hàng cá nhân. Cung cấp các sản phẩm tiêu dùng phù hợp nhu cầu thị trường tại từng thời điểm, các sản phẩm/dịch vụ khuyến mại giá rẻ. Thứ hai, tạo kênh phân phối trung gian, cho các cá nhân, tổ chức thuê các “gian hàng ảo” trên website buudienonline.com để các tổ chức/cá nhân tham gia giới thiệu sản phẩm và bán hàng. Bưu điện TP.HCM sẽ thực hiện công đoạn giao hàng và thu tiền cho các gian hàng này. Thứ ba, Bưu điện TP.HCM còn cung cấp cho các doanh nghiệp dịch vụ chăm sóc khách hàng trọn gói. Theo đó, Bưu điện TP.HCM chịu trách nhiệm cung cấp trọn gói từ sản phẩm cho đến chuyển quà tặng cho khách hàng.

Bà Thu Vân cho biết, mặc dù đang trong giai đoạn thử nghiệm nhưng buudienonline.com đã giúp Bưu điện TP.HCM dần dần định hình và làm rõ được các phân khúc khách hàng theo mục tiêu và định hướng kinh doanh đã đề ra.

Ông Nguyễn Đức Thế - Tổng giám đốc Netco cũng cho biết, Netco đã tham gia vận chuyển hàng cho một số trang thương mại điện tử, và thử nghiệm mở dịch vụ bán hàng online trên trang web: netco.com.vn từ năm 2005. Trước đây số lượng đơn hàng rất ít, những năm gần đây thì có tăng lên.

Theo ông Thế, thực chất trong quy trình cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, các site trực tuyến chỉ làm trung gian nhận đơn hàng, còn các hãng bưu chính làm toàn bộ trong quy trình cung cấp dịch vụ thương mại điện tử. Từ việc nhận hàng tại nhà cung cấp sản phẩm, tới phát hàng, thu tiền của khách và chuyển trả tiền cho hãng cung cấp dịch vụ. Nhưng tiền công mà bưu chính được nhận rất thấp, vì hàng bán qua mạng thường có giá thấp nhất thị trường để cạnh tranh, nên các hãng thương mại điện tử cũng sử dụng cước phí dịch vụ bưu chính ở mức thấp nhất.

"Nếu chỉ làm COD, bưu chính gần như phải chịu trách nhiệm toàn bộ trong quy trình cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, nhưng tiền công nhận được lại rất thấp. Trong khi đó, nếu đầu tư bài bản, các hãng bưu chính có đủ tiềm lực để trở thành các hãng bán hàng trực tuyến", ông Thế nói.

Theo ICTNews

Các tin tức khác
Thăm dò ý kiến
Bạn nhận xét gì về giao diện mới của website này:
Tốt
Khá
Xấu
Thống kê truy cập
  • 0
  • 9
  • 3
  • 6
  • 5
  • 0
  • 5
Hôm nay15
Hôm qua56
Tuần này252
Tháng này986
Tất cả936505
Lãi suất tiết kiệm
LOẠI DỊCH
VỤ
LÃI SUẤT (%NĂM)
1. Tiết kiệm không kỳ hạn 1,00
2. Tiền gửi Tài khoản cá nhân 1,00
3. Tiết kiệm có kỳ hạn rút 1 lần
- Kỳ hạn 01 tháng 3,10
- Kỳ hạn 02 tháng 3,10
- Kỳ hạn 03 tháng 3,40
- Kỳ hạn 04 tháng 3,40
- Kỳ hạn 05 tháng 3,40
- Kỳ hạn 06 tháng 4,30
- Kỳ hạn 07 tháng 4,30
- Kỳ hạn 08 tháng 4,30
- Kỳ hạn 09 tháng 4,50
- Kỳ hạn 10 tháng 4,50
- Kỳ hạn 11 tháng 4,50
- Kỳ hạn 12 tháng 5,70
- Kỳ hạn 13 tháng 5,80
- Kỳ hạn 15 tháng 5,80
- Kỳ hạn 16 tháng 5,80
- Kỳ hạn 18 tháng 5,80
- Kỳ hạn 24 tháng 5,80
- Kỳ hạn 25 tháng 5,80
- Kỳ hạn 36 tháng 5,80
4. Tiết kiệm có kỳ hạn rút lãi định kỳ (%năm)
4.1 Tiết kiệm có kỳ hạn rút lãi hàng quý
- Kỳ hạn 06 tháng 4,28
- Kỳ hạn 09 tháng 4,45
- Kỳ hạn 12 tháng 5,58
- Kỳ hạn 15 tháng 5,64
4.2 Tiết kiệm có kỳ hạn rút lãi hàng tháng
- Kỳ hạn 06 tháng 4,26
- Kỳ hạn 12 tháng 5,56
- Kỳ hạn 24 tháng 5,53
5. Tiết kiệm có kỳ hạn rút lãi trước (%năm)
- Kỳ hạn 01 tháng 3,09
- Kỳ hạn 02 tháng 3,08
- Kỳ hạn 03 tháng 3,37
- Kỳ hạn 04 tháng 3,36
- Kỳ hạn 05 tháng 3,35
- Kỳ hạn 06 tháng 4,20
- Kỳ hạn 07 tháng 4,19
- Kỳ hạn 08 tháng 4,18
- Kỳ hạn 09 tháng 4,35
- Kỳ hạn 12 tháng 5,39
- Kỳ hạn 13 tháng 5,45
- Kỳ hạn 15 tháng 5,40
- Kỳ hạn 16 tháng 5,38
- Kỳ hạn 18 tháng 5,33
- Kỳ hạn 24 tháng 5,19
- Kỳ hạn 25 tháng 5,17
- Kỳ hạn 36 tháng 4,94
Video - Clip

Hình ảnh hoạt động