Tin bưu chính
Phát hành bộ tem Bưu chính: “Kỷ niệm 100 năm sinh Phạm Hùng (11/6/1912 - 10/3/1988)”
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Phạm Hùng - nguyên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Nước CHXHCN Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam phát hành bộ tem Bưu chính “Kỷ niệm 100 năm sinh Phạm Hùng (11/6/1912 - 10/3/1988)”; sự ra đời của bộ tem là nghĩa cử tri ân và là một việc làm có ý nghĩa thiết thực của ngành Bưu chính Việt Nam cùng với toàn Đảng, toàn dân tưởng nhớ tới một vị lãnh tụ Cách mạng của dân tộc.

Đồng chí Phạm Hùng tên khai sinh là Phạm Văn Thiện, sinh ngày 11/6/1912, trong một gia đình nông dân ở ấp Long Thiềng, làng Long Hồ, tổng Long Bình, huyện Vĩnh Bình, tỉnh Vĩnh Long, nay thuộc ấp Long Thuận A, xã Long Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

Đồng chí tham gia cách mạng từ khi còn là học sinh. Năm 1930, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, làm Bí thư chi bộ trường học. Năm 1931, đồng chí được phân công làm Bí thư Tỉnh uỷ Mỹ Tho. Tháng 6/1931, đồng chí bị thực dân Pháp bắt, kết án 3 năm tù, 3 năm quản thúc. Trong lao tù, đồng chí tiếp tục tổ chức tù nhân đấu tranh chống chế độ thực dân, phong kiến.

Cách mạng Tháng Tám nổ ra, đồng chí đã lãnh đạo anh em tù nhân chớp thời cơ giải phóng nhà tù Côn Đảo lần thứ nhất (năm 1945).

Tháng 10/1945, đồng chí được bầu vào Xứ uỷ Nam Bộ. Năm 1947, đồng chí được cử làm Phó Giám đốc Sở Công an Nam Bộ.

Tháng 6/1950, đồng chí được Xứ uỷ Nam Bộ cử phụ trách Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Tháng 2/1951, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 3/1952, đồng chí được cử làm Phó Bí thư Trung ương Cục, Bí thư Phân Liên khu uỷ miền Đông kiêm Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính Phân Liên khu miền Đông Nam Bộ.

Năm 1955, đồng chí được cử làm Trưởng phái đoàn đại diện Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam bên cạnh Uỷ ban kiểm soát quốc tế tại Sài Gòn.

Tháng 6/1956, đồng chí được cử làm Bộ trưởng Phủ Thủ tướng. Tại Hội nghị lần thứ 10 (khoá II) của Đảng, đồng chí được bầu làm Uỷ viên Bộ Chính trị. Năm 1957, đồng chí được cử làm Trưởng ban Thống nhất của Trung ương.

Tháng 4/1958, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá I, đồng chí được bầu làm Phó Thủ tướng Chính phủ, phụ trách về kinh tế. Tháng 7/1960, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá II, đồng chí tiếp tục được bầu làm Phó Thủ tướng Chính phủ.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (tháng 9/1960), đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá III (tháng 6/1964), đồng chí tiếp tục được bầu làm Phó Thủ tướng Chính phủ.

Từ năm 1967 đến 1975, đồng chí được cử làm Bí thư Trung ương Cục miền Nam, trực tiếp vào chiến trường chỉ đạo cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đồng chí được giao trọng trách thay mặt Đảng, Chính phủ lãnh đạo, điều hành các công việc của Đảng và Nhà nước ở miền Nam.

Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất, khoá VI (tháng 6/1976), đồng chí được bầu làm Phó Thủ tướng Chính phủ. Năm 1980, đồng chí được Đảng, Nhà nước giao trọng trách Phó Thủ tướng phụ trách Nội chính, kiêm Bộ trưởng Nội vụ (nay là Bộ Công an).

Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá VII (tháng 7/1981), đồng chí được bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Tại Đại hội lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986), đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị. Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá VIII (tháng 6/1987), đồng chí được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ).

Ngày 10/3/1988, đồng chí đột ngột từ trần trên đường đi công tác ở các tỉnh Nam Bộ, để lại niềm tiếc thương, xúc động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.

Với 58 tuổi Đảng, 60 năm hoạt động cách mạng, Đồng chí Phạm Hùng đã nêu một tấm gương mẫu mực về sự kiên trung, bất khuất, suốt đời phấn đấu, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Đảng và Nhà nước ta đã tặng đồng chí Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng và nhiều Huân chương cao quý khác.

Bộ tem “Kỷ niệm 100 năm sinh Phạm Hùng (11/6/1912 - 10/3/1988)”, phát hành đúng ngày sinh của đồng chí (11/6/2012), gồm 1 mẫu tem, giá mặt 2000đ.

Bộ tem do hoạ sỹ Vũ Kim Liên (thuộc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam) thiết kế theo phong cách đồ hoạ với hình ảnh nổi bật là chân dung đồng chí Phạm Hùng, được vẽ lại theo phong cách đồ hoạ nhưng vẫn đảm bảo chuẩn xác, trên nền lá cờ Tổ quốc, nêu bật được sắc thái, chân dung của một mà nhà lãnh đạo của đất nước trên mọi lĩnh vực.

Các tin tức khác
Thăm dò ý kiến
Bạn nhận xét gì về giao diện mới của website này:
Tốt
Khá
Xấu
Thống kê truy cập
  • 0
  • 9
  • 3
  • 6
  • 5
  • 0
  • 5
Hôm nay15
Hôm qua56
Tuần này252
Tháng này986
Tất cả936505
Lãi suất tiết kiệm
LOẠI DỊCH
VỤ
LÃI SUẤT (%NĂM)
1. Tiết kiệm không kỳ hạn 1,00
2. Tiền gửi Tài khoản cá nhân 1,00
3. Tiết kiệm có kỳ hạn rút 1 lần
- Kỳ hạn 01 tháng 3,10
- Kỳ hạn 02 tháng 3,10
- Kỳ hạn 03 tháng 3,40
- Kỳ hạn 04 tháng 3,40
- Kỳ hạn 05 tháng 3,40
- Kỳ hạn 06 tháng 4,30
- Kỳ hạn 07 tháng 4,30
- Kỳ hạn 08 tháng 4,30
- Kỳ hạn 09 tháng 4,50
- Kỳ hạn 10 tháng 4,50
- Kỳ hạn 11 tháng 4,50
- Kỳ hạn 12 tháng 5,70
- Kỳ hạn 13 tháng 5,80
- Kỳ hạn 15 tháng 5,80
- Kỳ hạn 16 tháng 5,80
- Kỳ hạn 18 tháng 5,80
- Kỳ hạn 24 tháng 5,80
- Kỳ hạn 25 tháng 5,80
- Kỳ hạn 36 tháng 5,80
4. Tiết kiệm có kỳ hạn rút lãi định kỳ (%năm)
4.1 Tiết kiệm có kỳ hạn rút lãi hàng quý
- Kỳ hạn 06 tháng 4,28
- Kỳ hạn 09 tháng 4,45
- Kỳ hạn 12 tháng 5,58
- Kỳ hạn 15 tháng 5,64
4.2 Tiết kiệm có kỳ hạn rút lãi hàng tháng
- Kỳ hạn 06 tháng 4,26
- Kỳ hạn 12 tháng 5,56
- Kỳ hạn 24 tháng 5,53
5. Tiết kiệm có kỳ hạn rút lãi trước (%năm)
- Kỳ hạn 01 tháng 3,09
- Kỳ hạn 02 tháng 3,08
- Kỳ hạn 03 tháng 3,37
- Kỳ hạn 04 tháng 3,36
- Kỳ hạn 05 tháng 3,35
- Kỳ hạn 06 tháng 4,20
- Kỳ hạn 07 tháng 4,19
- Kỳ hạn 08 tháng 4,18
- Kỳ hạn 09 tháng 4,35
- Kỳ hạn 12 tháng 5,39
- Kỳ hạn 13 tháng 5,45
- Kỳ hạn 15 tháng 5,40
- Kỳ hạn 16 tháng 5,38
- Kỳ hạn 18 tháng 5,33
- Kỳ hạn 24 tháng 5,19
- Kỳ hạn 25 tháng 5,17
- Kỳ hạn 36 tháng 4,94
Video - Clip

Hình ảnh hoạt động