Tin bưu chính
Bưu chính Việt Nam: Từng bước nâng cao vị thế trong các tổ chức, hiệp hội bưu chính quốc tế và khu vực

Với tư cách là nước thành viên, Bưu chính Việt Nam đang tham gia các tổ chức Bưu chính quốc tế gồm Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU), Liên minh Bưu chính Châu Á- Thái Bình Dương (APPU), Hiệp hội Bưu chính Châu Á- Thái Bình Dương (APP), Hiệp hội Telematics, Hiệp hội EMS và Hội nghị ASEANPOST.

 

Là thành viên của UPU, Bộ TT-TT đã giao cho Bưu chính Việt Nam tham gia các hoạt động trong POC và các tổ chức, Hiệp hội thuộc POC. Với tư cách là quan sát viên của POC, Tổng Công ty luôn tham gia các hoạt động của POC và các cuộc họp POC thường niên. Việc tham gia POC đã giúp cho cán bộ của Tổng Công ty tiếp cận thông tin về nghiệp vụ, kinh doanh, ứng dụng công nghệ kỹ thuật…cho dịch vụ bưu chính và tài chính bưu chính đồng thời có cơ hội học tập kinh nghiệm Bưu chính các nước trong kinh doanh và phát triển các dịch vụ bưu chính, tài chính bưu chính…

Trong nhiệm kỳ 2009 -2012, Tổng Công ty đăng ký với Bộ TT-TT tham gia một số Nhóm Công tác của POC như nhóm phát triển sản phẩm và tiếp thị của Ủy ban 1 (về Bưu phẩm); Nhóm phát triển sản phẩm và tiếp thị của Ủy ban 2 (về Bưu kiện); Nhóm phát triển các dịch vụ Tài chính BC của Ủy ban 3 (về Tài chính Bưu chính); Nhóm Dịch vụ điện tử (E-service) của Ủy ban 4 (về Tiêu chuẩn kỹ thuật).

Là thành viên của Liên minh Bưu chính Châu Á- Thái Bình Dương (APPU), Bưu chính Việt Nam tích cực tham gia Hiệp hội. Mục tiêu của Hiệp hội là tập trung phát triển và nâng cao chất lượng cho dịch vụ EMS, bưu kiện và các dịch vụ giá trị gia tăng khác trong khu vực APPU. Qua nhiều năm hoạt động, Hiệp hội đã đề ra nhiều dự án tập trung vào nghiên cứu, phân tích thị trường và nhu cầu của khách hàng… và xây dựng chương trình kế hoạch hàng năm giúp đỡ Bưu chính các nước trong khu vực nâng cao chất lượng các dịch vụ Bưu chính chuyển phát.

Trong thời gian qua, Hiệp hội APP đã cử chuyên gia sang khảo sát và trực tiếp tìm các biện pháp giúp Bưu chính Việt Nam ứng dụng công nghệ thông tin tạo điều kiện nâng cao chất lượng dịch vụ EMS, dịch vụ bưu kiện quốc tế. Đến nay, dịch vụ EMS của Việt Nam đã được UPU đánh giá chất lượng tốt và dịch vụ bưu kiện quốc tế đã dần được cải tiến và đang triển khai truyền nhận dữ liệu EDI với bưu chính các nước theo yêu cầu về các Tiêu chí về chất lượng dịch vụ UPU đề ra nhằm ngay càng nâng cao mức cước thưởng cước bản cảnh bưu kiện quốc tế của Bưu chính Việt Nam.

Ngoài ra, Bưu chính Việt Nam hiện đang tham gia Nhóm công tác về các dịch vụ Tài chính Bưu chính của Liên minh Bưu chính khu vực Châu Á- Thái Bình Dương (APPU-PFS WG). Việc tham gia Nhóm công tác này có ý nghĩa tích cực đối với Tổng Công ty trong việc nắm bắt kịp thời các thông tin về các dự án tài trợ phát triển  lĩnh vực Tài chính Bưu chính trong khu vực để từ đó định hướng tiếp cận và triển khai thực hiện.

Từ tháng 7/1997, Bưu chính Việt Nam đã tham gia Hiệp hội Telematics. Từ khi tham gia Hiệp hội, Bưu chính Việt Nam bắt đầu triển khai thử nghiệm việc trao đổi dữ liệu EMS quốc tế thông qua hệ thống IPS và IPS Light của UPU đối với dịch vụ Chuyển tiền điện tử quốc tế. Kể từ năm 2006, ngoài khản niên liễm, BCVN phải trả thêm khoản tiền sử dụng các sản phẩm dịch vụ cho việc thử nghiệm trao đổi dữ liệu EDI đối với dịch vụ EMS và IFS Light đối với dịch vụ chuyển tiền quốc tế. Ngoài ra, là thành viên của Hiêp hội, Bưu chính Việt Nam đang sử dụng hệ thống Quản lý chất lượng  phục vụ cho việc thu thập dữ liệu và đánh giá chất lượng các dịch vụ bưu phẩm ghi số, bưu kiện quốc tế.

Hiệp hội Telematics thông qua Trung tâm Công nghệ Bưu chính của UPU- PTC là nơi triển khai các hoạt động đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển của Bưu chính các nước như hiện đại hóa các dịch vụ hiện có và phát triển các dịch vụ mới.

Kể từ khi thành lập Công ty Cổ phần Chuyển phát nhanh Bưu điện (Công ty EMS),  Công ty EMS trực tiếp tham gia các hoạt động của Hiệp hội EMS. Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam giữ vai trò là đầu mối quản lý còn việc tham gia trực tiếp vào các hoạt động do Hiệp hội tổ chức tại các kỳ họp POC, tham gia các cuộc hội thảo về dịch vụ EMS và đóng kinh phí cho Hiệp hội do Công ty EMS đảm nhiệm.

Trong thời gian qua, Công ty EMS đã tích cực tham gia các hoạt động do Hiệp hội tổ chức và cải tiến chất lượng dịch vụ EMS quốc tế. Từ 1/1/2009, Bưu chính Việt Nam đã chính thức tham gia Hệ thống thanh toán theo chất lượng dịch vụ thực hiện do UPU và Hiệp hội khởi xướng. Năm 2009 và 2010 dịch vụ EMS của Việt Nam đã được Hiệp hội trao giải Bạc và năm 2011 được giải Vàng về chất lượng dịch vụ.

Hội nghị Bưu chính các nước Đông Nam Á (ASEANPOST) là một diễn đàn của các nhà khai thác bưu chính được chỉ định của 10 nước ASEAN được tổ chức họp hàng năm giúp các nhà khai thác Bưu chính các nước ASEAN tìm hiểu, chia sẻ kinh nghiệm và đề ra các giải pháp trong việc nâng cao chất lượng các dịch vụ bưu chính, kinh doanh có hiệu quả, phát triển các dịch vụ mới như Direct Mail, e-commerce…

Hội nghị ASEANPOST lần thứ nhất được tổ chức tại Malaysia vào năm 1992. Bưu chính Việt Nam là thành viên chính thức của Hội nghị ASEANPOST từ năm 1996. Tham dự Hội nghị qua các kỳ họp, Bưu chính Việt Nam đã lĩnh hội được nhiều kinh nghiệm, áp dụng được những phương pháp cải tiến, nâng cao hiệu quả trong quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, Bưu chính Việt Nam đã đề xuất chiến lược, kế hoạch hành động, chính sách cơ chế phát triển chung trong khu vực, đảm bảo lợi ích không chỉ của Bưu chính Việt Nam mà của Bưu chính các nước trong khu vực.

Việc tham gia các tổ chức, hiệp hội này đem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam như sự tiếp cận, cập nhật thông tin về định hướng, chiến lược phát triển bưu chính thế giới, hỗ trợ về nghiệp vụ , kỹ thuật ưu tiên và toàn diện của các tổ chức, hiệp hội; sự ưu đãi về chi phí khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ, công nghệ của các tổ chức, hiệp hội…


Thu Hà
Các tin tức khác
Thăm dò ý kiến
Bạn nhận xét gì về giao diện mới của website này:
Tốt
Khá
Xấu
Thống kê truy cập
  • 0
  • 9
  • 3
  • 6
  • 5
  • 0
  • 5
Hôm nay15
Hôm qua56
Tuần này252
Tháng này986
Tất cả936505
Lãi suất tiết kiệm
LOẠI DỊCH
VỤ
LÃI SUẤT (%NĂM)
1. Tiết kiệm không kỳ hạn 1,00
2. Tiền gửi Tài khoản cá nhân 1,00
3. Tiết kiệm có kỳ hạn rút 1 lần
- Kỳ hạn 01 tháng 3,10
- Kỳ hạn 02 tháng 3,10
- Kỳ hạn 03 tháng 3,40
- Kỳ hạn 04 tháng 3,40
- Kỳ hạn 05 tháng 3,40
- Kỳ hạn 06 tháng 4,30
- Kỳ hạn 07 tháng 4,30
- Kỳ hạn 08 tháng 4,30
- Kỳ hạn 09 tháng 4,50
- Kỳ hạn 10 tháng 4,50
- Kỳ hạn 11 tháng 4,50
- Kỳ hạn 12 tháng 5,70
- Kỳ hạn 13 tháng 5,80
- Kỳ hạn 15 tháng 5,80
- Kỳ hạn 16 tháng 5,80
- Kỳ hạn 18 tháng 5,80
- Kỳ hạn 24 tháng 5,80
- Kỳ hạn 25 tháng 5,80
- Kỳ hạn 36 tháng 5,80
4. Tiết kiệm có kỳ hạn rút lãi định kỳ (%năm)
4.1 Tiết kiệm có kỳ hạn rút lãi hàng quý
- Kỳ hạn 06 tháng 4,28
- Kỳ hạn 09 tháng 4,45
- Kỳ hạn 12 tháng 5,58
- Kỳ hạn 15 tháng 5,64
4.2 Tiết kiệm có kỳ hạn rút lãi hàng tháng
- Kỳ hạn 06 tháng 4,26
- Kỳ hạn 12 tháng 5,56
- Kỳ hạn 24 tháng 5,53
5. Tiết kiệm có kỳ hạn rút lãi trước (%năm)
- Kỳ hạn 01 tháng 3,09
- Kỳ hạn 02 tháng 3,08
- Kỳ hạn 03 tháng 3,37
- Kỳ hạn 04 tháng 3,36
- Kỳ hạn 05 tháng 3,35
- Kỳ hạn 06 tháng 4,20
- Kỳ hạn 07 tháng 4,19
- Kỳ hạn 08 tháng 4,18
- Kỳ hạn 09 tháng 4,35
- Kỳ hạn 12 tháng 5,39
- Kỳ hạn 13 tháng 5,45
- Kỳ hạn 15 tháng 5,40
- Kỳ hạn 16 tháng 5,38
- Kỳ hạn 18 tháng 5,33
- Kỳ hạn 24 tháng 5,19
- Kỳ hạn 25 tháng 5,17
- Kỳ hạn 36 tháng 4,94
Video - Clip

Hình ảnh hoạt động